Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội bao gồm những gì? Đây là nội dung được rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề đặc thù hiện nay đang quan tâm: lĩnh vực sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường; lĩnh vực giáo dục đào tạo đặc biệt (trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật,…); lĩnh vực truyền thông xã hội; lĩnh vực bảo vệ sức khỏe,…..

Các điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật bao gồm: Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 47/2021/NĐ-CP. Theo đó, để được công nhận là doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp cần đáp ứng được các tiêu chí đặc thù, cụ thể liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường. Cùng với đó, doanh nghiệp xã hội cũng được hưởng một số chính sách khuyến khích hỗ trợ.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Để trở thành một doanh nghiệp xã hội thực thụ, doanh nghiệp cần đối chiếu các nội dung dưới đây

Các tiêu chí xác định doanh nghiệp xã hội để đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp
  • Có mục tiêu giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường
  • Dành tối thiểu 51% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư cho các mục tiêu xã hội và môi trường đã cam kết

Doanh nghiệp buộc phải có toàn bộ các tiêu chí này để đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xác định rõ được những đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội, cho môi trường cũng như có sự thống nhất giữa các thành viên/ cổ đông về việc sử dụng lợi nhuận cho mục đích của doanh nghiệp xã hội

Các nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội để đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp thông thường theo quy định của Luật Doanh nghiệp
  • Đảm bảo duy trì các mục tiêu đã cam kết về giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, về tái đầu tư tối thiểu 51% lợi nhuận cho mục tiêu nêu trên trong suốt thời hạn cam kết
  • Sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ huy động được dành cho mục tiêu xã hội và môi trường
  • Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm cho cơ quan quản lý nếu doanh nghiệp nhận được các khoản tài trợ, hỗ trợ
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo tới cơ quan có thẩm quyền nếu chấm dứt thực hiện cam kết mục tiêu xã hội và môi trường
dieu kien thanh lap doanh nghiep xa hoi 2
Tiêu chí để đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội xét theo các điều kiện thành lâp doanh nghiệp xã hội

Tùy thuộc vào thời điểm mong muốn trở thành một doanh nghiệp xã hội của đội ngũ sáng lập, thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội có sự khác biệt nhất định như sau:

Đăng ký doanh nghiệp xã hội đối với doanh nghiệp thành lập mới

  • Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp thông thường: thực hiện theo hướng dẫn  chi tiết của Innovi Advisory tại chuyên mục thành lập doanh nghiệp
  • Xây dựng bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường
  • Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Đăng ký doanh nghiệp xã hội đối với doanh nghiệp đã thành lập

  • Chuẩn bị hồ sơ thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường
    • Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông
    • Quyết định của chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông
    • Bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường
  • Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường của doanh nghiệp sẽ được công bố công khai tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Đây là thông tin quan trọng xác định  loại hình của một doanh nghiệp là doanh nghiệp xã hội hay doanh nghiệp thông thường. Nếu doanh nghiệp không có bản cam kết này, doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội.

dieu kien thanh lap doanh nghiep xa hoi 3
Đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội cần thực hiện các thủ tục như thế nào?

Quyền lợi và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được hưởng khi đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

  • Doanh nghiệp xã hội được nhận tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước bằng tiền, tài sản, hỗ trợ kỹ thuật
  • Đội ngũ quản lý vận hành doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp xã hội được xem xét tạo các điều kiện thuận lợi đối với các loại chứng chỉ, giấy phép theo quy định cụ thể của pháp luật
  • Doanh nghiệp xã hội được chia, tách, hợp nhất với các doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp khác

Như vậy, so với doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội gắn liền với việc đầu tư và giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường nhưng có nhiều quyền lợi đặc biệt khác liên quan đến nhận tài trợ. Đây là mô hình doanh nghiệp có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây do sự thay đổi về tư duy khởi nghiệp kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội và môi trường.

Hiện nay số lượng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam chưa nhiều, Innovi Advisory là một trong các đơn vị tiên phong tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp xã hội từ những giai đoạn đầu khi Luật Doanh nghiệp chính thức công nhận loại hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Sứ mệnh của chúng tôi là đóng góp cho xã hội thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xã hội phát triển.

Trên đây là những nội dung tư vấn về điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội của Innovi Advisory. Để được tư vấn chuyên sâu về hình thức doanh nghiệp xã hội cũng như cách thức đăng ký trở thành một doanh nghiệp xã hội, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn của chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN INNOVI

Bài viết liên quan

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ tư vấn

Bài viết mới

0918520399

m.me/InnoviAdvisory

0918520399