Kiểm tra việc tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần sẽ được triển khai như thế nào

Kiểm tra việc tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần đang là vấn đề được các công ty cổ phần rất quan tâm hiện nay, đặc biệt từ khi Bộ Tài chính ra Quyết định số 1914/QĐ-BTC ngày 16/9/2022

Tháng 7/2021,Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã phối hợp với Cục Thuế thành phố Hà Nội tiến hành rà soát những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 có đăng ký vốn điều lệ lớn (vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng). Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin kết quả rà soát của Cục Thuế Hà Nội như sau:

* Tổng số doanh nghiệp (DN) thực hiện rà soát: 114 doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ trên 500 tỷ VNĐ, trong đó:

– 52 doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ;

– 07 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh;

– 01 doanh nghiệp đã có thông báo đóng mã, giải thể DN;

– 10 doanh nghiệp đang thực hiện xác minh địa chỉ kinh doanh;

– 19 doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ: 19 DN;

– 25 doanh nghiệp chưa cung cấp giải trình hồ sơ.

Tiếp nối những kết quả trên, việc kiểm tra tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần sẽ được các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường kiểm tra.

Các quy định về kiểm tra tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Đối tượng kiểm tra tăng giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Các công ty cổ phần, bao gồm:

  • Công ty đại chúng
  • Công ty không đại chúng

Nội dung kiểm tra việc tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Kiểm tra việc thực hiện đối với các quy định tại Thông tư số 19/2003/TT-BTC:

– Các thuật ngữ.

– Việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ:

+ Các trường hợp điều chỉnh tăng vốn điều lệ.

+ Điều kiện kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ.

+ Xác định số lượng cổ phần dự kiến phát hành thêm khi điều chỉnh tăng vốn điều lệ thông qua thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ.

+ Việc sử dụng các khoản chênh lệch giá từ việc tự đánh giá lại tài sản để tăng vốn điều lệ (khi có chủ trương của nhà nước).

– Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ:

+ Các trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

+ Việc thanh toán tiền cho các cổ đông.

– Quản lý cổ phiếu quỹ tại công ty cổ phần:

+ Các trường hợp công ty cổ phần mua lại cổ phần.

+ Điều kiện để thực hiện phương án mua lại cổ phần.

+ Xử lý cổ phiếu quỹ đã mua vào nhưng sau 3 năm doanh nghiệp không sử dụng và vốn của các cổ đông nhỏ hơn vốn điều lệ.

+ Việc mua, bán cổ phiếu quỹ đối với các công ty cổ phần đã đăng ký niêm yết.

+ Các trường hợp công ty cổ phần không được phép mua lại cổ phần.

+ Các đối tượng công ty cổ phần không được phép mua lại cổ phần.

+ Quản lý và hạch toán cổ phiếu quỹ.

– Xử lý, hạch toán chênh lệch tăng do mua, bán cổ phiếu quỹ, chênh lệch do giá phát hành thêm cổ phiếu mới lớn hơn so với mệnh giá; trường hợp giá bán cổ phiếu quỹ nhỏ hơn giá mua vào, giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm thấp hơn mệnh giá.

Thời gian kiểm tra việc tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

  • Từ ngày 01/1/2021 (Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2019 có hiệu lực thi hành) đến nay.
  • Các đơn vị thực hiện kiểm tra thông qua báo cáo tự kiểm tra sau khi phương án kiểm tra được ban hành.
  •  Tháng 9, 10, 11/2022: Cục Tài chính doanh nghiệp gửi công văn yêu cầu các đơn vị thực hiện tự kiểm tra, tổng hợp báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra và lấy ý kiến các đơn vị liên quan.-Tháng 12/2022: Báo cáo Bộ kết quả kiểm tra.

Quý công ty cổ phần thực hiện theo tiến độ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, cần điền phiếu tự đánh giá và gửi về bộ phận xử lý và tiếp nhận theo quy định.

Trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp lý của Innovi Advisory

 

Bài viết liên quan

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ tư vấn

Bài viết mới

0918520399

m.me/InnoviAdvisory

0918520399