Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh là nhu cầu rất thực tế của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh với mong muốn: thay đổi lĩnh vực hoạt động, mở rộng lĩnh vực kinh doanh,….. theo quy định của pháp luật kinh doanh.

Khi  đăng ký thành lập, công ty đã đăng ký kèm theo một số ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi các ngành nghề đã đăng ký theo hướng: rút ngành nghề, bổ sung ngành nghề.

Các bước đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp cần thực hiện 02 bước dưới đây để đảm bảo việc lựa chọn ngành kinh doanh được chính xác, chuẩn bị hồ sơ được đầy đủ, thực hiện thủ tục được nhanh chóng.

Xác định các ngành nghề trong giai đoạn chuẩn bị đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Trước hết doanh nghiệp cần xác định các nhóm ngành dự định bổ sung, tên ngành mong muốn có thể khác với tên ngành theo quy định của cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để lọc ra các ngành dự định đăng ký với các thông tin: tên ngành, mã ngành (cấp 4).

Quý công ty nên lưu ý về số lượng ngành nghề đăng ký, không nên ghi quá nhiều ngành nghề không liên quan hoặc không chắc đã kinh doanh để đảm bảo danh mục ngành nghề thể hiện được rõ các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, tránh lan man gây nên sự nghi ngờ mất tin tưởng từ phía đối tác khi tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp.

Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nêu trên có 486 ngành cấp 4, nếu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không được liệt kê trong hệ thống này, doanh nghiệp cần ghi rõ tên ngành theo quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể ghi chi tiết các sản phẩm kinh doanh sau khi liệt kê tên ngành kinh doanh cấp 4.

dang ky them nganh nghe kinh doanh 1
Ghi mã ngành khi đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Bộ hồ sơ đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh gồm có:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bổ sung ngành nghề) theo mẫu ban hành của cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông
  • Quyết định của chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông
  • Các giấy tờ khác liên quan đến ủy quyền
  • Giấy tờ liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có)
dang ky them nganh nghe kinh doanh 2
Cần làm gì khi đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh ?

Thực hiện thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh, công ty nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh  – Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét, nếu cần bổ sung sửa đổi sẽ có thông báo tới công ty.

Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo xác nhận thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm toàn bộ thông tin các ngành nghề cũ và mới bổ sung của doanh nghiệp. Đồng thời, thông tin về doanh nghiệp và ngành nghề được cập nhật trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Các yêu cầu khác sau khi đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ví dụ cụ thể như: kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch vụ kế toán, trung tâm ngoại ngữ, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ cầm đồ, sản xuất mỹ phẩm, tái chế rác thải, khai thác nước ngầm, khai thác khoáng sản ……., sau khi doanh nghiệp đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh, cần thực hiện các thủ tục xin cấp phép kinh doanh các ngành nghề đó.

Cần lưu ý giấy phép kinh doanh khác với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hay còn gọi là Đăng ký kinh doanh). Giấy phép kinh doanh là một loại chứng nhận doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để có thể kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp mới được thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành nghề này.

Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tránh trường hợp nhầm lẫn với thông điệp “doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm”, tự động kinh doanh khi chưa có giấy phép kinh doanh dẫn tới bị phạt. Doanh nghiệp phải có sự đăng ký giấy phép và cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Innovi Advisory chúng tôi rất hi vọng những thông tin tư vấn trên có thể giúp quý công ty hiểu rõ được các thông tin để thực hiện thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh một cách chính xác, theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật doanh nghiệp. Để được nhận thêm sự hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN INNOVI

INNOVI ADVISORY là công ty tư vấn trong các lĩnh vực:

  • Đăng ký doanh nghiệp
  • Đăng ký đầu tư
  • Thuế, kế toán
  • Bảo hiểm xã hội
  • Mua bán doanh nghiệp
  • Bảo hộ sở hữu trí tuệ
  • Khởi nghiệp, vận hành doanh nghiệp

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh

Nội dung bài viếtCác bước đăng ký thêm ngành nghề kinh doanhXác định các ngành nghề trong giai đoạn chuẩn bị

Thủ tục đóng cửa công ty

Nội dung bài viếtCác bước đăng ký thêm ngành nghề kinh doanhXác định các ngành nghề trong giai đoạn chuẩn bị

Thủ tục tạm ngưng công ty

Nội dung bài viếtCác bước đăng ký thêm ngành nghề kinh doanhXác định các ngành nghề trong giai đoạn chuẩn bị

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ tư vấn

Bài viết mới

0918520399

m.me/InnoviAdvisory

0918520399