Thông tin này vừa được Tổng cục Thống kê (GSO) công bố. So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng đầu tiên của năm nay tăng 1,94%, lạm phát cơ bản tăng 0,66%.

Theo GSO, tháng 1 là tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. Bên cạnh đó, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới cũng là những yếu tố làm cho CPI tăng.

Giá vàng trong nước cũng tăng theo thị trường thế giới, với chỉ số giá vàng tháng 1 tăng 1,08% so với tháng trước. Chỉ số giá đôla Mỹ giảm 0,32% so với tháng trước và giảm 0,73% so với cùng kỳ năm 2021.

Lạm phát là một trong những vấn đề được chú ý của năm nay. Theo giới phân tích, khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi, giá cả hàng hóa có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Với nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam khó tránh khỏi làn sóng này.

Bên cạnh đó, áp lực lạm phát cũng có thể đến từ gói hỗ trợ kinh tế mới được thông qua. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội lo ngại lạm phát có thể tăng mạnh khi đưa tiền vào lưu thông và kích ở cả phía cung và cầu.

Minh Sơn

Bài viết liên quan

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ tư vấn

Bài viết mới

0918520399

m.me/InnoviAdvisory

0918520399